Tầm quan trọng của “Mô hình kinh doanh” khi phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Hiểu được mô hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp chúng ta nắm bắt những vấn đề trọng yếu của công ty thông qua BCTC một cách nhanh nhất và trực quan nhất. Ngoài ra, chúng ta sẽ hiểu nhanh động lực tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ đến từ đâu cũng như báo hiệu rủi ro.
Ngoài nhóm Ngân hàng/Chứng khoán/Bảo hiểm có mô hình kinh doanh và BCTC đặc thù, thì hầu hết các doanh nghiệp còn lại trên sàn sẽ tương ứng theo 3 mô hình đơn giản sau:
(1) Mô hình holdings: Dùng tiền đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết. Ví dụ: REE, VEA…;
(2) Doanh nghiệp thương mại/Dịch vụ: Nhập hàng về để bán cho khách hàng B2B hoặc B2C. Mô hình kinh doanh này không chú trọng vào đầu tư nhà máy, nhà xưởng và máy móc sản xuất lớn mà hàng tồn kho sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ví dụ: MWG, FRT…;
(3) Doanh nghiệp sản xuất: Mô hình kinh doanh bắt đầu từ Tiền -> Nhà máy, nhân công, nguyên vật liệu -> Thành phẩm -> Bán hàng -> Và thu tiền. Ví dụ: HPG, VHC…